VƯỜN NAI

PHẬT SƠ CHUYỂN PHÁP LUÂN

1.2. H́nh ảnh thực tế Phật tích và khảo cổ đến 2009:

1.2.1. Lịch sử Sarnath hay Vườn Nai

Tên Banàras (Ba Na Lại) là xuất phát từ Vàrànaś (Varanasi là tên của vùng này hiện nay) là đặt theo tên hai con sông Barnà và Asi, 2 nhánh sông chính của Sông Hằng hợp lại tại khu vực này. Thành phố Ba Na lại nằm trên bờ tây của sông Hằng. Một chuyện tiền thân rất hay gọi là Nigrodhamiga, có liên quan đến chỗ này, và hàm nhiều ư nghĩa giáo dục, cốt truyện như sau.

"... Chính chỗ này không xa, tại một khu vườn rộng, có một ngọn tháp. Đây là chỗ Đề-bà-đạt-da cùng với Bồ Tát trong một kiếp đều làm vua loài lộc. Cả hai có chuyện cần phải giải quyết với nhau. Lúc bấy giờ giữa một khu rừng rất lớn, có hai bầy nai, mỗi bầy có 500 con và do hai con Lộc vương quản trị. Để bảo đảm ḥa b́nh, bầy nai t́nh nguyện: "Chúng tôi sẽ hy sinh mỗi ngày một con nai để Đại vương dùng. Như vậy Đại vương luôn luôn có thịt tươi và chúng tôi có thể kéo dài sự sống". Nhà vua chấp thuận lời đề nghị này, và bảo đánh xe trở về cung. Từ đó mỗi ngày một con Lộc từ một bầy đi đến chỗ Vua ở và chịu chết. Lần lượt bầy này rồi đến bầy khác. Lúc bấy giờ trong bầy của Đề-bà-đạt-đa một con Lộc có mang đến lượt phải chịu chết. Con Lộc này đến trước Lộc vương của ḿnh (Đề-bà-đạt-đa) mà tâu rằng: "Dầu tôi bằng ḷng chịu chết, nhưng chưa phải đến phiên con tôi, vậy ngài hăy cho một con khác tôi, khi nào con tôi lớn, chúng tôi sẽ đem hai thân để chịu chết". Lộc vương tức giận quát rằng: "Ở đây có ai mà chẳng biết quí mạng sống?". Con Lọc cái thở dài trả lời: "Nhưng tâu Bệ hạ, Bệ hạ thật không nhân đạo tí nào, thiếu t́nh thương đồng loại, nếu Bệ hạ giết những ǵ chưa sanh". Đề-bà-đạt-đa vẫn nhất định không nghe. Con nai nay liền đến tỏ cảnh ngộ khốn cùng cùng của ḿnh cho Bồ tát (Lộc vương của bầy kia). Bồ tát nói với giọng dịu hiền: "Cao quí thay trái tim của người mẹ thương những ǵ chưa được sống. Hôm nay ta sẽ chịu chết thế cho người. V́ ta không có quyền bắt buộc ai khác phải chịu số phận này...".

Rồi Lộc vương đi đến cung Vua và đặt đầu ḿnh trên bàn đợi người đồ tể cắt cổ! Những người đi đường hay chuyện ấy, truyền tin cho nhau và nói rằng: "Lộc vưong thật là kỳ diệu". Dân chúng cùng các quan viên vội vă đến xem. Khi nghe tin này, Vua không tin là sự thật. Nhưng đến khi người thị vệ vào tâu lại sự thật là thế, nhà vua mới tin. Đoạn vua hỏi Lộc vương rằng: "Tại sao ngươi lại đến đây?". Lộc vương tâu: "Một con Lộc mang đến lượt phải chết, tôi không nỡ ḷng nào để một con Lộc chưa phải sinh phải chịu chết oan, nên tôi đến thay thế cho con Lộc có mang ấy". Vua nghe rồi thở dài và nói rằng: "Ta thật có một thân người, nhưng không giống như con Lộc, trái lại con Lộc này tuy mang thân Lôc nhưng có những điều khác lạ hơn loài người". Nhà Vua thương xót cam động và tha cho Lộc vương, không bắt buộc mỗi ngày phải nạp một con Lộc nữa. Vua để cả khu rừng cho loài Lộc ở và v́ thế khu rừng này được gọi là khu rừng của loài Lộc (Lộc uyển. Migadàya)".

Như đă nói ở trên, Đức Phật an cư 3 tháng đầu tiên tại chỗ này, sau khi Ngài đắc đạo, Sarnath h́nh như không phải là chỗ thường trú của Đức Phật và các đệ tử thân tín của Ngài. Có thể Ngài chỉ đến thăm hai hay ba lần sau khi chuyển pháp luân. Nhưng các đệ tử Ngài thường đến tu hành tại chỗ này. Điều chắc chắn là cuối thế kỷ thứ tư trước T.L Sarnath trở thành một nơi rất quan trọng. Khi Vua A Dục lên ngôi, chỗ này trở thành một địa điểm rất thịnh hành của Phật giáo. Vua A Dục có dựng nhiều trụ đá để kỷ niệm, nhưng tiếc hiện nay không t́m thấy, trừ trụ đá đă nói trên kia. Sau Vua A Dục, không có tài liệu để xác nhận về lịch sử nối tiếp của Sarnath. Chỉ khi ngài Pháp Hiển đến thăm vào thế kỷ thứ năm, Ngài Pháp Hiển miêu tả Sarnath là một nơi phồn thịnh. Như vậy chắc một vài thế kỷ trước cuộc chiêm bái của Ngài, chỗ đó phải là nơi phồn thịnh, nhưng có lẽ là thời kỳ phồn thịnh nhất là vào khoảng giữa thế kỷ thứ ba và thứ bảy (250-650 sau Tây Lịch) như những tượng đá và phần nhiều những đồ chạm khắc đều thuộc về thời đại trên. Hầu hết những tháp chưa được khai quật đều chứng tỏ các vật dụng dùng làm chùa tháp cùng các bia kư t́m được cũng đều thuộc về thời đại này. Chỉ trừ cột trụ của vua A Dục là dựng lên vào năm 250 trước T.L.

Vào thế kỷ thứ sáu sau công nguyên, Mihircula, giặc Hung nổi lên, tàn phá chỗ này, nhưng theo kư sự của ngài Huyền Trang th́ h́nh như vào thế kỷ thứ bảy, chỗ này được sửa sang lại tất cả, v́ ngài không nói ǵ đến những dấu vết tàn phá. Những thế kỷ sau, cũng không có ǵ đáng kể, chắc chỗ ấy vẫn được thịnh vượng. Đến thế kỷ thứ 10, Sarnath bắt đầu bị suy tàn, và dầu có nhiều Phật tử cố gắng phục hưng, nhưng không có ảnh hưởng mấy. Bà-la-môn càng ngày càng bành trướng mạnh, và đồ đệ Bà-la-môn giáo bắt đầu lập những đền thờ tại chỗ này. Đến thế kỷ thứ hai, lại bị vua Mahmud Gaznavi đến cướp phá và cuối cùng là bị ông Kutbuddin, một tướng của vua Mahmud Ghrori đến cướp phá tất cả những ǵ c̣n lại của Sarnath. Từ đó Sarnath hoàn toàn bị hoàn cảnh chi phối nên các Phật tử bỏ phế, các tháp chùa bị phá đổ, chỉ trừ hai tháp chính nói trên.

Đầu năm 1834, Tướng Makenzie đến đào lại chỗ ấy gặp nhiều di tích. Rồi đến nhà khảo cổ Alexander Cunningham, người đă phải sử dụng tiền riêng để đài thọ cuộc t́m kiếm. Những cổ vật t́m được hiện lưu giữ tại Viện Bảo tàng ở Calcutta. Thời đó, một số tượng cùng gạch đá khai quật ở Sarnath đều đem về làm trường Queen College, cầu Duncan và nhà ga Ba La nại.

Năm 1851, ông Kittoe đến khai quật và sau đó, Viện Bác cổ Ấn độ được thành lập và năm 1905 tiến hành khai quật khu vực Sarnath.

Tuy nhiên, các hoạt động trên cũng chỉ giới hạn trong giới học giả là biết đến, c̣n dân chúng nhất là Phật tử bốn phương không chưa một ai nghĩ đến Phật tích quan trọng này. Phải đợi đến khi ngài Dharmapala đến tại chỗ này, vào năm 1891, mới có một cuộc phục hưng Phật giáo thật sự. Khi ngài đến, Sarnath là một chỗ đầy những cây dại, và là chỗ nuôi súc vật, bẩn thỉu đến nỗi ngài không dám đặt chân vào. Ngài quyết định phục hưng lại chỗ này. Trước hết ngài mua một mảnh đất, do mẹ ngài bà Kakkika Hewavitarne Lamtani cúng tiền, để làm chỗ dựng chùa hiện tại (Chùa Srilanka) rồi ngài lại mua thêm một miếng nữa do vua Raja Bhinga cúng tiền. Ngài c̣n có vài ư định cách tân và phát triển Sarnath nhưng đều không thành v́ lúc bấy giờ dân chúng mà chủ yếu theo Bà la Môn Giáo phản đối những ǵ mới mẻ do ngài chủ trương.

1.2.2. Các Di tích chiêm bái

1. Tháp Chaukhandi hay tháp gặp gỡ:

Đây là nơi, sau khi Thành Đạo, Đức Phật đến gặp 5 vị Tỳ-kheo là 5 anh em nhà Kiều Trần Như, những người đă cùng tu khổ hạnh với ngài ở khu vực núi Khổ hạnh. Sau thấy Đức Phật dùng sữa cúng dường của Mục nữ Sujata, 5 vị này đánh giá Thái Tử Sĩ Đạt Đa đă không chịu nổi khắc nghiệt của tu hành khổ hạnh nên bỏ ngài sang đây. Lúc đầu thấy Đức Phật đến, năm vị này bảo nhau đừng chào và đừng kính lễ làm ǵ. Nhưng khi Đức Phật lại gần v́ kính mến phong độ oai nghi, đức tướng trang nghiêm của Ngài, không ai bảo ai, người th́ soạn chỗ ngồi, người th́ cầm b́nh bát, người th́ t́m nước rửa chân cho Phật. Sau khi gặp nhau tại chỗ này, Đức Phật đưa cả năm vị đến nơi cách đó một km (Vườn nai) và thuyết pháp lần đầu tiên cho 5 vị tại đó.

Chaukhanda hiện tại là một tháp gạch đă được sửa sang. Phần nền phía dưới là tháp cũ được xây từ những năm trước công nguyên và được phục dựng lại sau này. Đỉnh tháp là một vọng lầu h́nh bát giác, được xây thêm sau này vào thời chiến tranh để làm vọng gác.

Mặt chính diện và lối vào chùa

Mặt bên của ngôi chùa

Bên trong chánh điện

Chánh điện của Chùa với tượng Phật chuyển Pháp Luân

Tượng Đức Phật Sơ chuyển Pháp Luân trong vườn của chùa, dưới cây Bồ đề. Xung quanh khu vực này có các bảng đá khắc kinh Tứ Diệu Đế bằng 8 thứ tiếng, có cả bản tiếng Việt.

2. chùa Srilanka của Ngài Dharmapala

Đây là một thánh tích cao quí trang nghiêm nhất cuả ngài Dharmapala người đă nhiều năm cố gắng phục hưng Phật giáo tại Ấn độ đă giới thiệu trong phần nói về Bồ Đề Đạo Tràng. Tháp chùa làm theo kiểu Buddhagaya như ở Bồ Đề Đạo Tràng. Ở trong điện Phật tương đối giản dị, không trang hoàng rườm rà; chỉ có một tượng Phật chính giữa tạc theo kiểu tưọng chuyển pháp luân lại viện Bảo tàng. Các tranh diễn tả đời sống Đức Phật do một họa sĩ Nhật, ông Kosetsunosu vẽ theo các tượng vẽ ở động Ajanta. Các tượng Phật được cúng dường khác nhưng đặc biệt, có ḥm đá dựng Xá Lợi của Đức Phật và xá lợi của các Tổ. Chính phủ Ấn có chuyển tặng cho chùa những Xá lợi t́m thấy ở Taxila, Nagarjuni Konda (Khu của ngài Long Thọ Bồ Tát). Tại đây, hằng năm vào ngày khánh thành ngôi chùa, Xá lợi Đức Phật được rước qua những con đường chính tại Sarnath.

Oval: Về Trang trước
Oval: Trang Tiếp Theo

22 năm chuyên trách hành Hương Phật tích Ấn Độ, Nepal