1. Truyền thuyết và kinh điển:
Truyền thuyết mô tả rằng, Năm 623 trước công nguyên, Hoàng hậu Maya (xin xem thêm về Hoàng Hậu và kinh thành Ca Tỳ La Vệ) theo tục lệ trở lại quê cha mẹ để chờ đợi ngày khai hoa nở nhụy. Trên đường trở về Hoàng hậu dừng chân tại vườn Lâm-tỳ-ni, tắm ở hồ thánh, đi dạo quanh vườn, tay vừa nâng chùm hoa Vô ưu (Ashoka flower) th́ Thái tử từ hông bên trái hạ sanh. Lúc này đại địa chấn động, ánh sáng lạ thường, thái tử Tất-đạt-đa bước đi bảy bước có hoa sen đỡ chân, tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất và tuyên thuyết: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngă độc tôn!” Phạm thiên cầm bảo cái, Đế Thích cầm phất trần hầu cận xưng tán, trên không trung xuất hiện hai con rồng lớn phun nước tắm thái tử. Theo Phật quốc truyện của Ngài Pháp Hiển đến Ấn độ năm 409 sau công nguyên có ghi lại sự kiện này như sau: “Phu nhân nghỉ chân tại vườn Lâm-tỳ-ni, tắm trong một hồ nước trong xanh và mát. Sau khi tắm gội xong bà đi dạo trong vườn khoảng hai mươi bước chân, tay vin vào nhánh cây Vô ưu quay về hướng đông và hạ sanh Thái tử.” Thực tế khảo cổ các năm vừa qua đă cho chúng ta thấy những ǵ?
2. Lịch sử khảo cổ vườn Lâm T́ Ni và t́nh trạng hiện nay.
Ngày 4 tháng 2 năm 1896, những nhà khảo cổ học thế giới do hai chuyên gia người Đức là Alois. A. Fuhrer và Khadga Samsher dẫn đầu tuyên bố đă phát hiện di chỉ thánh tích nơi thái tử Tất đạt đa (Siddhartha Gautama) ra đời. Thánh tích được xác định ngay tại Đền Maya Devi, Lumbini, Nepal cách thủ đô Kathmandu khoảng 350 km về hướng tây bắc gần với biên giới tiểu bang Bihar, Ấn độ. Mồng 1 tháng 12 năm 1896, phái đoàn khảo cổ phát hiện trong khu di tích một bệ đá và rồi đào sâu trong ḷng đất th́ một trụ đá vô cùng giá trị được phát hiện. Công việc khảo cổ được tiếp tục tiến hành, các nhà khảo cổ tiến hành dựng lại trụ đá trên nền của bệ đá đă nguyên thuỷ khai quật được. Đây chính là thạch trụ do vua A-dục dựng vào năm 249 trước CN, cao 6, 5 m Trên trụ đá c̣n khắc chữ ghi rơ: "Hai mươi năm sau khi lên ngôi, quốc vương Devànampiya Piyadasi ngự đến đây chiêm bái, v́ Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, bậc hiền nhân của bộ tộc Thích-ca, đă đản sanh tại đây. Nhà vua ban lệnh khắc 1 bia bằng đá và dựng một thạch trụ. Ngài miễn thuế đất ở làng Lumbini và giảm thuế hoa lợi từ 1/4 theo lệ thường xuống c̣n 1/8" |
Trụ đá Vua A Dục và ḍng chữ cổ khắc trên trụ đá—hiện đă được tái dựng tại ngay vị trí cũ trong vườn Lâm T́ Ni |
Với chứng tích này, sự ra đời của Đức Phật trở nên xác chứng và rơ ràng hơn bao giờ hết. Tiếp tục khai quật khu vực này, các chuyên gia của Nepal, Pakistan, Sri-Lanka, Bangladesh, và Nhật bản phát hiện 15 căn pḥng trong đó có những văn bản điêu khắc mô tả sự kiện giáng trần của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giống như kinh điển đă mô tả. Bằng chứng thứ nhất là bia đá gắn chắc vào bệ gạch bảy lớp, khắc tả quy mô thánh tích và sự kiện đản sanh của thái tử Tất-đạt-đa. Bia đá này được t́m thấy ngay cạnh trụ đá của Vua A Dục |
Bức tranh đá cổ từ thế kỷ thứ 3 sau công nguyên kể về sự tích Hoàng Hậu với tay hái hoa Vô Ưu Đản sanh Thái Tử hiện đang đươc đặt tại đền thờ Hoàng Hậu Maya Đê Vi—Lâm T́ Ni |
Những nhà khảo cổ đă làm việc cật lực trong chín tháng để t́m thấy các di chỉ cổ vật có liên quan. Đền Maya Devi được xây dựng để đánh dấu nơi hoàng hậu Maya Đêvi sinh hạ thái tử Tất đạt đa. Hầu hết các cổ vật bằng bạc và các đồng tiền cổ được t́m thấy dưới ngôi đền cổ mô tả đời sống của hoàng hậu và Thái tử thời bấy giờ. Từ đó, người ta đă tiến hành phục chế dần những di tích và dựng lại đền thờ Hoàng Hậu Maya Đê Vi vào năm 1931 như ảnh phía dưới |
Đền thờ Hoàng Hậu Maya Đê Vi dựng lại khoảng năm 1899 |
Tuy nhiên, Phải đến năm 1956, nhân Hội nghị liên hữu Phật Giáo thế giới được tổ chức tại Nê Pal, người ta mới thảo luận một dự án phát triển khu vực tâm linh nổi tiếng thế giới này và cũng nhân dịp này, ngôi chùa đầu tiên trên thánh tích Vườn Lâm T́ Ni được xây dựng – đó là chùa Nê Pal (Chùa Lumbini Dharmodaya Samiti) có vị trí đối diện vườn Lâm-tỳ-ni. Chùa mang đặc sắc tôn giáo và văn hoá Nepal, cổng tam quan khắc chạm nhiều h́nh tượng và trang trí rực rỡ. Mặc dù đă được đề cập, nhưng dự án vẫn chưa có bước tiến triển thực sự. Đến năm 1967, cố Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc, ông U Thant viếng thăm Lumbini và ông đă thảo luận dự án phát triển Lumbini với cựu quốc vương Nepal Mahendra. Sau đó, được sự ủng hộ mạnh mẽ của Liên Hiệp Quốc, quốc vương Mahendra đă phê chuẩn Dự án Phát triển Lumbini th́ khu vực này mới thực sự được chú ư và khôi phục. Từ sự chú ư này, ngôi chùa thứ 2 được cấp đất xây dựng năm 1968 là chùa Tây Tạng. Chùa nằm ngay bên tay phải lối vào đền thờ Hoàng Hậu Maya. |
Mặc dù đă có sự qui hoặch, nhưng việc kiến tạo khu vườn lâm T́ Ni vẫn chưa thực sự khởi sắc. V́ vậy, năm 1985 13 quốc gia nói trên lập ra một ban quản trị thường trực chăm lo cho sự phát triển của lâm T́ Ni gọi là LUMBINI DEVELOPMNT TRUST. Ủy ban đă có nhiều cố gắng để khôi phục và phát triển khu Lâm T́ Ni nhưng cũng không thật hiểu quả do mỗi quốc gia, mặc dù đă có dự án tổng thể chung, vẫn đưa ra các ư kiến riêng về việc phát triển khu vực này. Mặt khác, ủy ban gặp các khó khăn về mặt tài chính khi hoạt động do các quốc gia thành viên, ngoại trừ Quĩ Phật Giáo Nhật Bản đóng góp khá nhiều, đóng góp rất ít tài chính cho dự án. Bản thân chính phủ Nê Pal cũng chỉ dành ra 1 khoản ngân sách là 15,000 USD/năm cho hoạt động của ủy ban này. |
Năm 1996, người ta khai quật được “một phiến đá hoàn hảo” có khắc dấu chân tại một hầm bí mật trong khuôn viên đền thờ Hoàng Hậu Maya. Các nhà khảo cổ nghiên cứu và kết luận, phiến đá này có niên đại trùng với thời kỳ lịch sử của Vua A Dục và Đức Phật đản sanh. Mặt khác, viên đá có vị trí phù hợp với lời của kinh điển và mô tả của ngài Pháp Hiển, cụ thể: Từ vị trí này, ra đến hồ nước trong vườn là khoảng 20 bước chân và từ vị trí này, đến vị trí trụ đá vua a Dục dựng cũng khoảng 7 bước chân. Mặt khác, chất liệu đá được kết luận không phải là chất liệu đá tại vùng này và v́ vậy, các nhà khảo cổ cho rằng đây chính là viên đá mà Vua A Dục đă cho đem từ nơi khác đến, đặt vào vị trí đó để đánh dấu chính xác nơi Thái tử đản sanh mà kinh điển có nói tới. Từ các dữ liệu trên, các nhà khảo cổ đi đến kết luận vị trí t́m thấy viên đá có dấu chân chính là vị trí chính xác nơi Hoàng Hậu Maya Đê Vi với tay hái hoa Vô ưu và đản sanh Thái Tử. Sự kiện t́m thấy di vật quí báu trên trở thành 1 duyên lành để năm sau, năm |
Dấu chân khắc trên đá được t́m thấy. Hiện được đặt tại chính xác nơi Thái Tử Đản sanh trong đền thờ Hoàng hậu Maya |
1997—Khu di tích Lâm T́ Ni được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa thế giới. Từ khi Đức Phật đản sanh, Vườn Lâm T́ Ni đă trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, tàn phá của thời gian, của chiến tranh nhưng cuối cùng, giá trị văn hóa, tâm linh của khu vườn luôn được tôn vinh. Sau khi Đức Phật nhập diệt, khu vườn đă trở thành nơi hành hương và cầu nguyện Ḥa B́nh của tín đồ Phật giáo khắp nơi trên thế giới. 249 trước Công nguyên là Vua A Dục, 350 đến 375 trước công nguyên là ngài Seng Tsai, 409 sau công nguyên là ngài Pháp Hiển, 639 sau công nguyên là ngài Huyền Trang ... Trong lịch sử hiện đại, đă có 4 tổng thư kư liên Hiệp quốc đến chiêm bái thánh tích Lâm T́ Ni: 1967 là ngài U Thant; 1979 là ngài Kurt Waldeim ; 1989 là ngài Javier Prezde Cuellar và gần đây nhất, ngày 1/11/2008 là ngài Ban Ki Moon. Trước mặt báo giới Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki Moon khẳng định: “Đức Phật là bậc vĩ nhân điển h́nh cho sự từ bỏ hạnh phúc cá nhân để đối diện với thực tại khổ đau của cuộc sống, và t́m phương pháp giải thoát khổ đau cho chính ḿnh và người khác”. Ông nói: “Với cương vị Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc, khi đến thăm thánh địa này, tôi được thúc đẩy rất nhiều trong sứ mệnh ǵn giữ ḥa b́nh cho nhân loại”. Ông luôn ủng hộ Dự án Phát triển Lumbini và ngỏ lời hỗ trợ để sớm hoàn thành dự án tâm linh này. Với quá khứ và hiện tại như vậy, chúng ta có quyền tin tưởng mănh liệt vào sự hồi sinh và phát triển của di tích Lâm T́ Ni. Cái nôi của điềm lành và ḥa b́nh cho nhân loại. (Xin xem tiếp trang sau ….) |
LÂM T̀ NI - ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH |
Năm 1970, Đại sứ Vương Quốc Nê Pal tại Liên Hiệp Quốc đă bảo trợ một hội nghị được tổ chức tại New York và thành lập ủy ban phát triển Lâm T́ Ni với sự tham gia của 13 quốc gia là: Afghanistan, Burma (Myanmar sau này), Cambodia, India, Indonesia, Japan, Laos, Malaysia, Nepal, Pakishtan, Singapore, Sir Lanka và Thailand. Sau này, ủy ban có them 03 quốc gia nữa tham dự đó là: Bangladesh, Bhutan và Korea. Ủy ban đă thống nhất giao cho một kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật, giáo sư Kenzo Tange thực hiện trong thời gian 8 năm, từ năm 1970 đến 1978 thiết kế và qui hoạch lại toàn bộ khu Phật tích. Dự án chính thức khởi công vào năm 1978, với diện tích 774 ha, chia thành ba khu vực: ngôi làng mới Lumbini, khu Tự viện và vườn Lumbini. Ngôi làng mới Lumbini gồm viện bảo tàng, thư viện, khách sạn, nhà nghỉ và những dịch vụ phục vụ cho du khách đến chiêm bái thánh địa này. Khu vực Tự viện gồm tự viện của hai truyền thống Bắc và Nam tông từ nhiều quốc gia Phật giáo. |
Chùa Nepal, ngôi chùa đầu tiên trên thánh tích Lâm T́ Ni |
Chùa Tây Tạng, ngôi chùa thứ hai trên thánh tích Lâm T́ Ni |
22 năm chuyên trách hành Hương Phật tích Ấn Độ, Nepal |